logo

header-ad

BỆNH TAN MÁU BẨM SINH KHÓ CHỮA NHƯNG DỄ PHÒNG

BỆNH TAN MÁU BẨM SINH KHÓ CHỮA NHƯNG DỄ PHÒNG
 
       Bệnh tan máu bẩm sinh là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ đọng sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...
Thlassemia (Thal) là nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu tan máu di truyền. Mỗi thể bệnh là do bất thường tổng hợp một loại chuỗi glubin. Có 2 nhóm bệnh chính là Alpha và Beeta Thal.
       Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20-40%. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Tỷ lệ người dân mang gen tan máu bẩm sinh ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.
       Một số dân tộc chủ yếu ở miền núi phía Bắc, tỷ lệ mang gen bệnh và mắc bệnh khá cao: Dân tộc Tày 26,1%; dân tộc Dao, dân tộc Nùng 24,7% (Địa bàn tỉnh Lạng Sơn có gần 80% dân tộc Nùng và dân tộc Tày).
       Việt Nam đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ không hề chữa khỏi bệnh. Chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp, số tử vong lớn. Qua báo cáo, từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân ở lứa tuổi từ 6-7, nhiều em tử vong ở độ tuổi 16-17, hầu hết các bệnh nhân nhân mắc bệnh không có cơ hội lấy vợ/chồng. Hiện nay số lượng bệnh nhân tan máu bẩm sinh đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề nên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội.
       Mặc dù hiện nay căn bệnh này không chữa khỏi được nhưng lại rất dễ phòng, đó là: Thứ nhất, không kết hôn cận huyết thống; Thứ hai, thực hiện khám sức khỏe trước khi kết hôn; Thứ ba, thực hiện tầm soát trước sinh và sơ sinh.
       Trong thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn đã triển khai nhiều hoạt động nhằm góp phần đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh: Tăng cường tuyên truyền để người dân không kết hôn cận huyết thống; Triển khai Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” và Đề án sàng lọc trước sinh, sơ sinh… Các hoạt động này mặc dù mới triển khai trên địa bàn huyện trong 5 năm trở lại đây nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực: Không còn tình trạng kết hôn cận huyết thống; Số phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh được tầm soát tăng dần qua từng năm; Số vị thành niên/thanh niên được truyền thông, tư vấn về khám sức khỏe tiền hôn nhân ngày càng nhiều…
         Nhân ngày Thalassemia thế giới năm nay (08/5), Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn kêu gọi các tầng lớp Nhân dân tại địa phương hãy chủ động, tích cực thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo, tuyên truyền, vận động của cán bộ Y tế để góp phần đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, mang lại hạnh phúc, ấm no cho mỗi gia đình, từng bước nâng cao chất lượng dân số tại địa phương./.
 
                                                                  Bài và ảnh: Đinh Văn Khoan
                                                   Trưởng phòng Dân số, TTYT huyện Bắc Sơn
 
Sinh hoạt Câu lạc bộ “Tiền hôn nhân, gia đình trẻ” tại cơ xã Long Đống
 
Truyền thông về “Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống” tại cộng đồng